Những nghiên cứu trước đây đã chia tính cách của trẻ thành 3 loại: Nhóm dễ tính, hoạt bát, nhóm khó tính, dễ bị kích thích và nhóm khó gần hay thận trọng. Khoảng 35% trẻ em lại có đặc điểm tính cách là sự kết hợp các nhóm này.
Mẹo nhận biết tính cách của trẻ là dựa trên sự khác nhau của 9 đặc điểm ảnh hưởng đến tính cách.
9 đặc điểm ảnh hưởng tính cách của trẻ con:
Mức độ hoạt động – Trẻ năng động như thế nào
- Nhịp độ sinh học – thói quen ăn, ngủ và bài tiết. Phân tâm – cách trẻ bị phân tâm khỏi một hoạt động hay nhiệm vụ.
- Tiếp cận và thay đổi – cách trẻ tiếp cận một tình huống, con người, địa điểm, thức ăn mới khi thay đổi thói quen.
- Khả năng thích ứng – cách trẻ dễ dàng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ tình huống này sang tình huống khác.
- Cách trẻ phản ứng khi phải đối mặt với khó khăn.
- Mức độ phản ứng – cách trẻ phản ứng với tình huống, dù tích cực hay tiêu cực.
- Sự nhạy cảm mức độ nhạy cảm của trẻ đối với những tác động bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng, thức ăn hoặc khi bị chạm vào.
- Tâm trạng – có thể là lạc quan hay nghiêm túc.
Mỗi đứa trẻ sẽ có một tính cách khác nhau. Ba loại tính cách của trẻ này giúp đưa ra những miêu tả ngắn gọn nhưng hữu ích về các hành vi điển hình của trẻ. Ngay cả những bé có cùng một loại tính cách nhưng những gì bé thể hiện lại rất khác nhau.
Những hành vi của trẻ có thể dựa vào những dao động trong cảm xúc, con có thể cư xử khác nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Để nhận biết con thuộc nhóm tính cách nào, ba mẹ hãy xem đặc điểm chi tiết của từng nhóm như sau:
1, Dễ tính hoặc hoạt bát (khoảng 40% trẻ em)
Trẻ dễ tính hoặc hoạt bát thường thể hiện ra:
* Việc ăn, ngủ theo một quy luật ổn định.
- Dễ dàng thích nghi với các tình huống, con người mới, thay đổi môi trường
- Giữ tâm trạng tích cực
- Thể hiện cảm xúc nhẹ nhàng và ôn hoà
2, Khó tính/ dễ bị kích thích (khoảng 10% trẻ em)
Trẻ khó tính/ dễ bị kích thích thường:
- Việc ăn, ngủ không theo một quy luật nhất định.
- Chậm thích ứng với các tình huống, con người mới và khi thay đổi môi trường
- Tâm trạng đôi khi tiêu cực
- Thể hiện cảm xúc một cách mạnh mẽ
- Bố mẹ và người chăm sóc thường mô tả bé một đứa trẻ cứng đầu và dữ dội, khiến công việc chăm sóc trở nên khó khăn.
3, Khó gần hoặc thận trọng (khoảng 15% trẻ em)
Trẻ khó gần hoặc thận trọng thường thể hiện:
- Cảnh giác và chậm thích nghi với các tình huống, con người mới và sự thay đổi môi trường. Sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau một lúc tham gia (một khi thấy thoải mái, bé có thể hoạt bát như mọi đứa trẻ khác)
- Giữ tâm trạng nghiêm túc
- Thể hiện cảm xúc nhẹ nhàng
Ba mẹ và người chăm sóc thường mô tả bé là người nhút nhát, sợ hãi và nhạy cảm.
Hiểu tính cách của bé
Tất cả chúng ta được sinh ra và tiếp cận, phản ứng, tương tác với thế giới bằng một cách riêng - còn được gọi là tính cách. Dù tính cách có các mức độ khác nhau, nhưng hầu hết mọi người đều có cuộc sống bình thường nhờ vào sự giáo dục của gia đình. Điều đó thể hiện rằng sự hỗ trợ, hướng dẫn và những giới hạn giúp trẻ em vượt qua những thách thức liên quan đến tính cách.
Các phương thức chính giúp bé phát triển tính cách:
- Thấu hiểu tính khí của con:
Bố mẹ hãy chú ý đến cách bé tiếp cận, phản ứng và tương tác với thế giới. Đặt các câu hỏi như: Việc học tập từ các tình huống ngẫu nhiên có gây khó khăn cho bé? Bé có hay khó ngủ không? Cách bẻ chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác như thế nào? Các bé đối phó với môi trường kích thích cao như khu vui chơi đông đúc ra sao? Bé có bình tĩnh khi cảm thấy buồn bã hoặc phấn khích
- Chấp nhận tính cách của con:
Tính cách giống như màu mắt, bạn sẽ có được những gì bạn nhận được. Bé dễ tính sẽ khiến cha mẹ và người chăm sóc cảm thấy thoải mái hơn nhưng bố mẹ cần phải chấp nhận tính cách của bé dù tính cách bé có ra sao. Việc mẹ cố gắng thay đổi tính cách của bé sẽ có khả năng phản tác dụng và tổn thương đến lòng tự trọng của bé. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bé có thể làm bất cứ điều gì mình muốn mà hãy để bé phát triển một cách lành mạnh, bé cần phải cảm thấy được yêu thương vì là chính bản thân mình.
- Cá nhân hóa cách tiếp cận của ba mẹ:
Mẹ cảm thấy khó khăn để có những tương tác thân thiết với bé. Đặc biệt, mẹ phải chăm sóc nhiều bé, mỗi bé lại có một tính cách khác nhau. Một bé có thể linh hoạt chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác trong khi bé khác cần thêm thời gian và sự hỗ trợ để thay đổi. Khi tính cách của mẹ khác với tính cách của con, và mẹ sẽ không thể hiểu vì sao bé lại cư xử như vậy. Mẹ có thể là một người dễ tính nhưng em bé lại hay quấy khóc. Và mẹ cũng có thể là một người rất năng động trong khi bé lại thích sự yên tĩnh. Bởi vì mỗi tính cách có những nhu cầu riêng biệt, câu hỏi chính là: Những kỳ vọng của mẹ có ảnh hưởng đến bé không? Hành vi trong nhiều trường hợp không được coi là một phần của tính cách. Đôi khi hành vi không liên quan đến tính cách và đòi hỏi một cách tiếp cận khác.